Thời học sinh oanh liệt
Chương 97
Dì út năm nay cũng tầm tuổi 35 hay 36 gì đó. Tính tình nói thật là tôi không thích, tôi không hiểu tại sao dì không ưa mẹ tôi, trước mặt bố khi không có mẹ là dì sẽ nói xấu liền. Cho đến khi bố tôi mất thì không biết là dì có còn làm phiền đến mẹ tôi hay không. Hỏi lý do tại sao dì út không ưa mẹ tôi ư, lát nữa sẽ rõ. Bữa cơm gia đình đôi lúc nó không đem lại niềm vui mà nó cũng là nơi để người ta nói xấu bới móc người khác.
Cái anh người yêu cũ mà sắp cưới chị nhỏ ấy, tôi xin gọi tên anh ta là Vũ nhé. Vũ là do dì tôi giới thiệu và mai mối cho chị Hằng đầu tiên, có lẽ sẽ không tốt đẹp gì nếu không có những lời hoa mỹ mật ngọt của dì thì có lẽ giờ này bà chị của tôi cũng không phải thành ra như thế này.
Dì hỏi tôi:
– Thằng Thành năm nay là sinh viên năm hai cháu nhỉ?
Như một cái máy trả lời tự động…
– Dạ thưa dì!
– Chỉ rách việc vẫn phải ăn bám mẹ nó, không biết có học hành gì hay là suốt ngày phá hoại.
Dù tiếng ồn của cả căn nhà có lớn tới đâu từng lời từng chữ của dì được lọc sạch trong tạp âm, tôi nghe thấy hết, không sót một chữ, máu bắt đầu dồn lên não, như không kìm được, có một sức mạnh nào đó thôi thúc tôi phản bác lại, mặc dù vẫn biết rằng lớn tiếng ngay lúc này là sai. Mẹ tôi cũng không có ở đây…
– Xin lỗi! Dì vừa nói cái gì ạ?
Mấy đứa con nít không hiểu gì ngây thơ nhìn tôi, cánh người lớn ngoài kia vẫn không biết gì hết. Dì ngẩng mặt nhìn đám con nít, xoa đầu con trai mới học tiểu học, không thèm nhìn tôi đáp lại. Dì nói với con trai nhỏ của mình.
– Đưa chén đây! Mẹ gắp thịt gà cho con…
Vẫn là câu nói ngầm như thể cố tình cho tôi nghe thấy.
– Mẹ con như nhau cả! Đúng là…
– Mẹ con cháu làm sao? Sao không nói lớn cho tất cả biết mà dì cứ lải nhải trong miệng hoài thế.
Ghét nhau ghét thì người ta sẽ ghét cả con lẫn những người thân không liên quan. Như được nước, có lẽ dì làm vậy chỉ là khiêu khích tôi nổi cáu. Dì nói to…
– Ý tao nói là mẹ con nhà mày ấy! Chỉ biết ăn bám mảnh đất của tổ tiên để lại thôi…
Đúng là gia đình tôi ngày trước sống và làm ăn trên chính mảnh đất mà tổ tiên có để lại. Và có một sự thật là dì là con út nên có lẽ việc chia chác không mấy công bằng, đất mà tổ tiên để lại của nhà tôi cũng chích nhỉnh hơn nhà dì út một chút. Nhưng điều làm cho dì trở nên tự cao chính là người chồng của dì. Làm việc phòng máy lạnh, hầu như là khá sung túc. Dì ở trên tỉnh nhà rộng rảnh lắm thì những ngày nghỉ mới về làng thăm nhà…
– Thế thì sao ạ? Bố mẹ cháu làm và nuôi anh em cháu trên chính mảnh đất mà tổ tiên để lại. Như thế thì có gì sai ạ? Cháu tự hào vì điều đó.
– Thằng này láo nhỉ? Dám lớn tiếng với cả dì mày à?
– Mày đã làm được cho gia đình và cô bác mày chưa mà dám to tiếng à?
– Cháu làm như vậy cũng chỉ vì bị dì ép người quá đang thôi, chứ xin lỗi! Dì hãy xem lại bản thân mình như thế nào, kiếm nhiều tiền hơn, đi xe sang hơn như vậy là đủ quyền phán xét cháu à?
Tôi chưa khi nào như thế này. Mẹ tôi không qua nhà chị cũng là vì lý do này, là dì tất thôi.
– Mày… mày! Đấy anh xem thằng cháu mình này, ăn nói ngỗ ngược hỗn láo quá…
– Thử hỏi ngày xưa không nhờ bác mày thì bố mẹ mày cũng còn lâu mới được ông bà chấp nhận nghe chưa. Không biết cảm ơn mà mày còn…
Giọng của dì càng lúc càng nặng và đanh chua nặng nề. Tôi biết! Bố mẹ tôi khó khăn lắm mới đến được với nhau. Nếu không nhờ bố của chị thì…
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://18.doctruyenchuz.com.com/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
– Sao rồi? Dì mày nói đúng quá phải không? Giống mẹ có khác giống luôn cả quê gốc của mẹ nó. Vì mẹ của mày mà bố mày cũng khổ lây không kém đấy!
Tiếng ồn giờ này đã gây sự chú ý của tất cả mọi người. Không một ai chêm vào và cũng không một ai nói câu gì đó cảm thông khuyên ngăn hòa giải.
– … xin lỗi! Dì chửi cháu cũng được! Nhưng mẹ cháu thì tuyệt nhiên là không! Gia đình cháu trước giờ không làm ảnh hưởng đến dì tại sao dì lại có thể đối xử với mẹ cháu như vậy?
Giọng tôi trầm hẳn. Chị Hằng chuyển qua ngồi cạnh tôi.
– Em bình tĩnh lại thành?
– Cũng thấy may cho mày là bố của mày là gốc thái bình đấy nhé chứ mà là… dân…
Đây chính là lý do mà trước giờ dì luôn luôn kỳ thị. Phải chăng tuổi thơ lệch lạc của dì, nghe và bị tiêm nhiễm của những lời gièm pha từ người ngoài đã khiến dì tôi cộc cằn với ruột thịt.
– Chẳng có gì may rủi ở đây hết! Dù cháu có là người thái bình hay không thì cháu nói luôn. Dòng máu chảy trong huyết quản cháu vẫn có một nửa là của người thanh hóa.
– Chẳng có gì cháu phải xấu hổ và cũng chưa bao giờ cháu tủi thân vì quê của mẹ cháu hết, dì sai rồi!
– Mẹ cháu có là ai hay đến từ đâu đi chăng nữa nhưng bà ấy vẫn là mẹ cháu, nuôi cháu lớn, lo cái ăn, cái học đến viên thuốc. Như thế cuộc đời này đã quá ưu đãi với cháu lắm rồi.
– Thôi!
Tiếng của bác tôi làm tất cả im lặng. Hầu như anh em trong nhà Nội rằng tôi luôn quý bác nhất.
– Thằng bé nó còn tuổi học. Dì thôi đi cho tôi nhờ. Ngày mai là ngày cưới của con gái tôi. Dì có thể thôi đi một chút được không?
– Chuyện gì cũng qua rồi! Với lại hai đứa nó là cháu tôi. Em trai tôi cưới ai yêu ai tự do nó quyết định. Tôi luôn tôn trọng nó.
Vẻ ấm cúng trong nhà giờ cũng vì tôi mà bị phá vỡ. Nói thật! Nhịn một bước họ lấn tới ta thiệt vẫn rạn nứt tình cảm. Còn ta cãi lại phản bác, ta thắng, nhưng hậu quả để lại vẫn thế, mất tình cảm, mất người mất thân, khoảng cách hai bên càng xa và xa hơn rất nhiều. Đều như nhau cả. Chọn cách nào đi chăng nữa ta vẫn không có gì trong lòng.
– Anh lại còn bênh nó sao? Không phải vì mẹ nó mà anh nhà mình (ý là dì đang gọi tên bố tôi đấy) đâu có phải mất…
ĐOÀNG! Như sét đánh ngang tai. Tôi nghe rõ từng chữ như thể ngày hôm qua mới biết vậy.
– Cái gì? Dì vừa nói cái gì? Vì mẹ cháu có gì sai mà bố cháu mất hả… hả…
Dì trợn mắt nhìn tôi.
– Vậy là cái hằng nó chưa kể cho mày biết à?
– Cũng vì mẹ mày tất đấy. Chú bên ngoại nhà mày dám rủ rê bố mày đi buôn ma túy đấy. Kết quả trời phạt.
– CÂM MỒM! BÀ NÓI BẬY!
– BỐ TÔI KHÔNG BAO GIỜ NHƯ THẾ HẾT.
– Mày lại còn cãi à? Mày có ở nhà đâu mà biết chứ…
– Đúng là tôi không ở nhà. Nhưng tôi tin ông ấy không bao giờ như thế. Bà có bằng chứng gì không má lớn tiếng nói thế.
– Cái lưỡi không có xương. Mày tin lời mẹ mày kể à?
Cơn giận tá hỏa. Tôi tả xung hỏa khí lao đến tính nắm cổ áo dì ta lại. Thật bất ngờ. Anh vũ. Chị Hằng kịp thời can ngăn, vô ích! Mười người như họ tôi cũng liều mà thoát ra được.
– Thành! Em bình tĩnh lại nghe chị nói!
– Mày tính làm gì? Tính đánh cả dì mày à? Quân hỗn láo!
– Tôi sẽ không để yên chuyện này đâu. Bà là kẻ khốn nạn!
– Dm nó! Bà đéo xứng đáng được gọi tên bố tôi.
– Có khi nào bà dành một giọt nước mắt và chút tình thương cho bố tôi không… nói tôi nghe xem cái nào?
“Soạt…”
“Rầm!”
Lại một lần nữa. Thêm một lần, thay vì là cô gái mà tôi sắp yêu. Thì bây giờ là chị, mải đôi co, chạy theo những suy nghĩ những cơn giận mà lỡ tay đẩy mạnh làm chị ngã.
Lão vũ hối hả đỡ chị tôi dậy, bà dì tay chống hông, có vẻ là hả hê lắm.
Đầu tôi lúc này chỉ là hận và đau. Rỗng tuếch. Chẳng thể bình tĩnh nổi. Thở hắt ra tôi tức giận bỏ đi thật nhanh mặc cho nhiều người đang dõi theo.
Chẳng biết là tôi sẽ bỏ đi đến cái nơi chết mẹ nào. Lòng vòng tôi bỏ về nhà… tôi tìm mẹ nhưng lại không thấy mẹ đâu hết. Nổi điên lên. Nhìn thấy cây mộc nhân cuối vườn, tôi lao vào trút toàn bộ cơn giận lên nó.
Lâu lắm rồi không đụng đến mộc nhân.
“BỐP CHÁT…”
“RẦM.”
Tiếng gỗ va vào tay va vào trụ kêu lên liên hồi, giận quá đánh hoài mà chẳng thấy đau.
Những ngày thường. Cây mộc nhân này luôn làm tôi bị đau mỗi luyện tập. Nó được đặt cố định dưới đất trám xi măng rất vững chắc đánh không quen sẽ dễ bị thương. Nhưng sau này có lẽ đánh quen, mưa dầm thấm lâu, tôi cũng dần hiểu được thế nào là vịnh xuân quyền. Muốn giỏi thì phải bỏ mồ hôi và nước mắt thời gian. Không có môn võ nào mà không phải khổ luyện chứ.
Mồ hôi ròng rã sau lưng, mặt tôi nhễ nhại ướt nhẹp, không có dấu hiệu mệt. Tay và chân vẫn liên hồi đánh mạnh vào cây mộc nhân. Tôi cảm nhận rằng, khúc gỗ trước mắt mình đã không còn là thứ vô tri vô giác nữa, nó chính là kẻ thù của mình, nó là kẻ gây lên tất cả mọi chuyện.
– Con tin là bố không phải là người như vậy…
– Người ta chỉ muốn chia cắt gia đình mình thôi…
– Con luôn tự hào vì là con của bố. Tin tưởng, không bao giờ mất niềm tin vào bố.
– Gia đình mình… người thanh hóa thì đã sao chứ!
– Nhất định… con… sẽ làm rõ chuyện này. Mẹ con đã khổ nhiều rồi…
“CHÁT…”
“BỐP…”
“Chát…”
Giờ tay tôi không còn cảm giác, hình như là hơi nhói một chút ở ngón tay. Haizz… có lẽ ban nãy nặng tay quá nên giờ chắc cũng bong gân mất tiêu rồi.
Mẹ tôi nói từ sau lưng…
– Mẹ xin lỗi con… vì mẹ mà anh em con đã phải chịu khổ như thế này.
Người tôi run lên, giọng của mẹ ấm áp sau lưng. Cuộc đời này thật lắm bất công.
– Mẹ ơi! Con không tin lời của bà dì đó là sự thật! Con ghét bà ta!
Mẹ không nói gì! Chạy lại ôm lấy tôi khóc nức lên.
– Tại mẹ hết! Mẹ xin lỗi…
Tôi khóc… ôm lấy mẹ thút thít rồi òa lên như một đứa con nít non nớt.
– Không! Không… mẹ không có lỗi gì hết… mẹ và bố luôn là chỗ dựa vững chắc của con…
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://18.doctruyenchuz.com.com/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
Cả buổi tối. Trên chiếc xe đạp cà tàng, tôi đi đến nơi mà mình không biết. Nhức đầu quá. Tay tôi giờ đã tê tái lạnh cóng vì gió lạnh.
– Nụ à! Em đó hả… anh…
– Sao anh không gọi cho em… anh sao vậy?
– Anh xin lỗi… hì! Hức…
– Chưa gì mà anh đã xin lỗi rồi! Về nhà vui không anh?
Nàng nói chuyện như con nít vậy! Nàng không biết gì hết, nàng không biết rằng tôi đang cố gắng kìm nén cơn đau. Thật vui khi được nói chuyện với em khi này.
– Ở đó đang mưa hả anh? Sao em nghe thấy tiếng mưa vậy?
– Ừ… đang mưa đó em!
– Nụ nè!
– Dạ!
– Anh hạnh phúc lắm!
– Anh nói gì vậy?
– Anh muốn nói rằng… anh… anh…
– Anh muốn nói gì?
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://18.doctruyenchuz.com.com/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
– Hì… anh muốn nói rằng… anh yêu em…
– Yêu em rất nhiều… rất nhiều… và rất nhiều… nhiều nhiều lắm đấy em có biết không? Hức!
Lý trí không ngăn được trái tim, trong cơn đau tôi nói những lời mà mình chưa bao giờ dám nghĩ đến.
– Anh chỉ yêu mình em thôi đấy Nụ à… anh chẳng muốn tơ tưởng đến ai khác ngoài yêu em.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://18.doctruyenchuz.com.com/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
– Cái tên ngốc này… anh… anh đang khóc hả…
– Anh có khóc đâu! Anh chỉ cảm động thôi hì hì…
– Anh làm sao vậy! Ở đó có chuyện gì hả anh?
Giọng nàng lo lắng từ đầu dây bên kia, thấp thỏm đầy lo âu.
– Hức! Cái tên ngốc này! Anh nhớ về sớm có biết không? Nhớ phải giữ gìn sức khỏe đấy…
– Em này…
– Dạ! (Giọng của nàng xao xuyến)
– Em… có biết là đôi mắt của em đẹp lắm không…
Tôi cười khì khì…
– Em có còn nhớ không?
– Nhớ gì vậy anh?
– Em có còn nhớ… hì… hai đứa mình đã hôn nhau bao nhiêu lần không?
Tôi biết là em đang đỏ mặt và rất mắc cỡ.
– Vô duyên! Anh toàn nói gì không à (nàng hờn dỗi)
– Hì! Em nhớ lại xem nào?
– , Uhm… có một lần chứ mấy!
– Sai rồi! Là hai lần nàng ơi nàng à!
– Một lần là anh vô tình chạm môi em còn lần cuối là em tự dác hôn anh đó…
– Lần đầu không tính! Đó không phải…(nàng rối rít bào chữa)
– Ừ! Nụ của anh nghĩ sao cũng được hết. Nhưng đối với anh mà nói. Đó là Nụ hôn đầu đấy em biết không…
Có lẽ là nàng bị tôi chặn họng rồi.
– Thôi! Cũng hai giờ sáng rồi! Anh ngủ sớm đi! Toàn nói chuyện gì đâu không à!
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://18.doctruyenchuz.com.com/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
“Anh cúp máy đi!”
“Hì đồ ngốc “saranghae”
– Hả? Cái gì? Sa… rang… hae là gì vậy hả?
Nàng cười khúc khích…
– Tự hiểu đi! Đồ ngốc hì hì…
Tút… tút…
…
Còn tiếp…